Quy trình xuất khẩu lao động

Mục 1: Các ứng viên đi khám sức khỏe ở bệnh viện được cấp phép khám cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lên công ty lấy giấy giới thiệu và đến bệnh viên do cty chọn để khám sức khỏe.

Mục 2: Đến công ty đặc cọc thi tuyển và nhập học. Học giới thiệu bản thân, học về các yêu cầu thi tuyển của đơn hàng như: thi khéo tay, test IQ, thi thể lực, cắt giấy, gắp hạt đậu…

Mục 3: Gặp chủ hay đại diện công ty Nhật sang thi tuyển. Thi tuyển thường bao gồm: thi tay nghề (nếu đơn hàng yêu cầu có tay nghề như: May, cơ khí..), thi độ khéo của tay, phỏng vấn qua phiên dịch (đây là khâu quan trọng nhất).

Mục 4: Trúng tuyển thường sau 1 tuần phải đóng 1/2 tổng số tiền đi, sau đó vào học tiếng Nhật, học văn hóa Nhật hoặc học thêm tay nghề nếu chủ yêu cầu. Thường các đơn hàng sau trúng tuyển vào học từ 4 -5 tháng là xuất cảnh.

Mục 5: Công ty XKLĐ Nhật Bản làm hết. Thông thường mất khoảng 3 -4 tháng thì phía nghiệp đoàn và xí nghiệp Nhật mới xin được tư cách lưu trú, khi có tư cách lưu trú thì phía cty ở Việt Nam chỉ làm khoảng 2 tuần là có visa để xuất cảnh.

Mục 6: Khi có visa rồi thì đóng 1/2 số tiền đi còn lại và công ty thường cho về nhà khoảng 1 tuần để chuyển bị đồ dùng cần thiết mang đi. Đến ngày xuất cảnh thì lên công ty để người cty đưa ra sân bay làm thủ tục xuất cảnh. Khi sang Nhật thì người của cty ở Nhật sẽ đón về nghiệp đoàn để học định hướng, học văn hóa, học cách làm việc và thích nghi. Người của cty sẽ hướng dẫn khoảng 1 tuần cho quen với môi trường sống ở Nhật. Khoảng 15 ngày đến 20 ngày thì đến cty tiếp nhận để bắt đầu làm việc. Chú ý: từ 01/11/2017 trở về trước thì tới mục 6 này là hết, nhưng từ 01/11/2017 (áp dụng đại trà từ 2018) trở đi áp dụng luật thực tập sinh mới của Nhật có thêm các mục phía dưới.

Mục 7: Sau khi hết hạn hợp đồng 3 được ra hạn thêm 2 năm. Thực tập sinh có quyền tự chọn công ty khác ở Nhật để xin và làm việc hoặc làm tiếp cho công ty tiếp nhận lần 1 thêm 2 năm thành 5 năm. Nhưng trước khi làm tiếp 2 năm thì phải về nước trên 1 tháng theo quy định, sau đó quay lại làm tiếp.

Mục 8: Theo luật thực tập sinh thì sau khi hết hạn 3 năm ký làm tiếp 2 năm thì thực tập sinh bắt buộc phải về Việt Nam tối thiểu trên 1 tháng để thăm gia đình. Sau đó quay lại làm tiếp 2 năm.

Mục 9: Sau khi về thăm gia đình 1 tháng thì quay lại làm tiếp 2 năm (không mất 1 khoản chi phí nào, chỉ mất vé bay). Theo luật quy định thì công ty phái cử và công ty tiếp nhận không được phép thu phí hợp đồng ra hạn làm việc thêm 2 năm. Tới đây thì quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản mới 2018 kết thúc.

Chú ý: Dù các bạn đi năm 2015 – 2016 – 2017 thì kể từ 01/11/2017 đều được áp dụng theo quy trình mới này. Nghĩa là nếu bạn hết hợp đồng lần 1 từ ngày 01/11/2017 trở đi thì cũng được gia hạn thêm 2 năm. Còn những bạn mới tham gia và đến năm 2018 xuất cảnh thì đương nhiên được áp dụng quy trình này rồi.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *